Quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội sẽ được Luật Hoàng Phi đề cập chi tiết trong bài viết này. Qua đó, giúp mọi người tránh được những vi phạm không mong muốn.
Việc sử dụng mạng xã hội cũng cần phải “đúng luật”. Điều này có nghĩa là nếu không tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội thì bản thân người dùng sẽ bị gánh chịu các rủi ro pháp lý như bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích về việc sử dụng mạng xã hội. Từ đó hiểu và biết cách sử dụng hiệu quả nhất.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng mạng xã hội
Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, một số hành vi sử dụng mạng xã hội bị nghiêm cấm bao gồm:
– Sử dụng mạng xã hội, dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội nhằm mục đích:
+ Chống phá Nhà nước; tuyên truyền các nội dung xuyên tạc, hư cấu nhằm chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; có những hành vi mâu thuẫn, hiểu nhầm, gây mất đoàn kết
+ Chia sẻ các nội dung (bài viết, hình ảnh) dâm ô, bạo lực, mê tín dị đoan
+ Phát tán các thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận
+ Tiết lộ các thông tin mang tính bí mật của nhà nước, quân sự
+ Có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức
+ Cùng một số mục đích khác trái quy định
Các quyền của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội ngoài việc nêu ra những điều cấm như đã đề cập ở trên còn tạo ra khá nhiều quyền để khuyến khích người dùng sử dụng mạng xã hội, cụ thể bao gồm:
– Mọi người khi sử dụng mạng xã hội sẽ được bảo mật các thông tin mang tính cá nhân
– Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng mọi dịch vụ của mạng xã hội (trừ một số trường hợp đặc biệt)
– Các quyền khác của người sử dụng internet…
Song song với quyền lợi, các cá nhân, tổ chức cũng có những nghĩa vụ cần tuân thủ. Thông thường các nghĩa vụ này sẽ do nhà cung cấp mạng xã hội đề ra. Và ngay trước khi bắt đầu sử dụng mạng xã hội, nhà cung cấp sẽ nêu ra và xác minh sự chấp thuận của mọi người. Tùy theo mỗi loại hình mạng xã hội mà người sử dụng sẽ có các nghĩa vụ riêng.
Các chế tài xử phạt khi không tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội
Tùy vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm, người dùng mạng xã hội có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện hoặc bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
Còn nếu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: tội làm nhục người khác, tội vu khống, hoặc các tội liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, an toàn xã hội…
Để hỗ trợ khách hàng tránh các rủi ro pháp lý liên quan đến sử dụng mạng xã hội, Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ quý khách hàng bằng cách:
– Tư vấn những điều nên và không nên khi sử dụng mạng xã hội;
– Tư vấn cho quý khách hàng các chế tài nếu có khi khách hàng sử dụng mạng xã hội không “đúng luật” và cung cấp các thông tin cần thiết để khách hàng được giảm nhẹ hình phạt;
Ngoài dịch vụ tư vấn quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội, Luật Hoàng Phi còn cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng khác liên quan đến mạng xã hội bao gồm:
– Giấy phép mạng xã hội trực tuyến;
– Giấy phép bưu chính….
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ theo các hình thức sau: